Nhận định Soạn bài ngữ văn 9 các thành phần biệt lập là ý tưởng trong content hiện tại của Mamnonquocte.edu.vn. Theo dõi bài viết để biết chi tiết nhé. Thành phần biệt lập là gì? Các thành phần? Dấu hiệu nhận biết. Ví dụ minh hoạ. Qua bài học các thành phần biệt lập các em cần nắm vững khái niệm và luyện tập để rèn luyện kỹ năng nhận biết và sử dụng hiệu quả.
1. Khái niệm thành phần biệt lập
Thành phần biệt lập nghĩa là: trong một câu có một thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nội dung của câu.
Ví dụ 1:
- Oa! Nhìn chị hôm nay xinh quá.
“Oa” chỉ là thành phần thể hiện cảm xúc ngạc nhiên của người nói, không có ý nghĩa diễn đạt nội dung câu.
Ví dụ 2:
- Mai ơi, đi học không?
“ơi” là cách gọi, không ảnh hưởng gì đến nội dung của câu.
2. Các thành phần biệt lập
2.1 Thành phần gọi đáp
Được sử dụng trong câu để gọi đáp, duy trì tạo lập các mối quan hệ chủ thể, không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa câu.
Ví dụ 1:
- Lan ơi, mai mua hộ tớ 5k xôi nhé!
“ơi” là thành phần biệt lập gọi đáp, không quyết định nội dung của câu.
Ví dụ 2:
Chúng ta hãy cố lên gắng lên vì mục tiêu đạt doanh thu.
“Hỡi” là thành phần biệt lập gọi đáp, thể hiện sự kêu gọi thân thương không có tác dụng tham gia vào việc diễn đạt nội dung ý nghĩa của câu.
2.2 Thành phần biệt lập phụ chú
Có tác dụng thêm vào giải thích, liệt kê bổ sung thông tin để hiểu hơn ý nghĩa nội dung của câu. Thành phần này thường là một từ hoặc một câu, sử dụng kèm với các dấu gạch ngang (-), dấu phẩy (,) hoặc dấu ngoặc tròn ( ) hay đứng giữa hai dấu phẩy.
Ví dụ 1:
- Lan – học sinh lớp 9E, vừa xinh đẹp lại học giỏi.
“học sinh lớp 9B” đứng sau dấu gạch ngang và một dấu phẩy ( – ,) là thành phần biệt lập phụ chú trong câu bổ sung thêm ý nghĩa nội dung câu.
Ví dụ 2:
- Những ai từng ăn bánh đa cua (một đặc sản của Hải Phòng) đều thấy rất ngon và khó thể nào quên.
Thành phần phụ chú “một đặc sản của Hải Phòng” được đặt trong dấu ngoặc tròn có tác dụng bổ sung thông tin.
Ví dụ 3:
- Hà Nội – thủ đô của Việt Nam, một thành phố rất xinh đẹp.
Thành phần phụ chú “thủ đô của Việt Nam” sau dấu gạch ngang và một dấu phẩy ( – ,) là thành phần biệt lập phụ chú trong câu bổ sung thêm ý nghĩa nội dung câu.
2.3 Thành phần biệt lập tình thái
Sử dụng để thể hiện cách nhìn nhận sự việc của người nói được nhắc đến trong câu. Thành phần biệt lập tình thái được chia theo cấp độ thể hiện mức độ tin cậy của sự việc.
Sử dụng một số từ như: dường như, hình như, có lẽ, có vẻ, chắc chắn, chắc là, chẳn hẳn….
Ví dụ 1:
- Hôm nay, cậu có cái cặp cũng xinh đấy.
“cũng” thể hiện thái độ bình thường khi nhìn nhận về chiếc cặp.
Ví dụ 2:
- Có vẻ như thời tiết hôm nay rất đẹp.
“Có vẻ như” thể hiện dự đoán thời tiết trong hôm nay sẽ rất đẹp. Dự đoán ở mức độ trung bình.
Ví dụ 3:
- Có lẽ do tôi nên bạn ấy mới khóc như vậy.
“Có lẽ” là tình thái từ thể hiện mức độ tin cậy nhưng xảy ra thấp hơn từ “chắc chắn”.
Ví dụ 4:
- Chắc là con nhà bác C đấy.
“Chắc là” là tình thái từ thể hiện mức độ tin cậy nhưng xảy ra thấp hơn từ “chắc chắn”.
=> Các thành phần biệt lập trên không có tác dụng thay đổi nội dung của công nhưng thay đổi chức năng biểu đạt cách nhìn nhận sự việc được nhắc đến trong câu.
2.4 Thành phần biệt lập cảm thán
Sử dụng thành phần biệt lập cảm thán để bộc lộ tâm lý của người nói đối với sự vật hiện tượng được nhắc đến ở trong câu.
Thành phần này biểu hiện tâm lý của người nói: có thể là vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận, cảm xúc lẫn lộn.
Ví dụ 1:
- Oa! Cậu được 10 điểm văn cơ á?
“Oa” là thành phần biệt lập cảm thán bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng.
Ví dụ 2:
- Chà, cậu học giỏi thật đấy!
“Chà” là thành phần biệt lập cảm thán bộc lộ cảm xúc khen ngợi của người nói.
Ví dụ 3:
- Trời ơi, chỉ còn có 3 phút hết giờ thi rồi.
“Trời ơi” là thành phần biệt lập cảm thán bộc lộ sự ngỡ ngàng, vội vàng, ngạc nhiên của chủ thể.
Ví dụ 4:
- Không hiểu sao, mỗi khi trời mưa cô ý lại buồn.
“Không hiểu sao” là thành phần biệt lập cảm thán sự khó hiểu của chủ thể.
3. Cách nhận biết các thành phần biệt lập
Dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập:
Thành phần tình thái: nhận biết qua cách nhìn người nói đối với sự việc.
Thành phần cảm thán :nhận biết qua bộc lộ tâm lý chủ thể trong câu.
Thành phần phụ chú: bổ sung thêm các thông tin giúp giải thích thêm nội dung ý nghĩa của câu.
Thành phần gọi – đáp: nhận biết thông qua hội thoại hoặc thông qua các mối quan hệ giao tiếp.
Để hiểu thêm về các thành phần biệt lập, các em nên củng cố kiến thức thông qua các bài tập trong sách giáo khoa và ôn lại ý chính của bài. Cùng truy cập Mamnonquocte.edu.vn để biết thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích khác nhé!
>> Xem thêm: từ chỉ sự vật là gì